Đường dây nóng
024 7109 4456
Home Kỹ năng quản trị Không phải lương, đây mới là lý do nhân viên nghỉ việc !

Không phải lương, đây mới là lý do nhân viên nghỉ việc !

06/05/2019 - 12:00

Nhân viên nghỉ việc vì sao? Có rất nhiều lý do khiến nhân viên quyết định “đứt áo ra đi”. Một điều có thể nhận thấy là khi nhân viên quyết định nghỉ việc, họ thường sẽ không nói ra lý do cụ thể. Thường thì nhân viên sẽ đưa ra hàng chục những lý do nghỉ việc như không thích hợp, cảm thấy không phù hợp với công việc. Ngoài ra phải kể đến những lý do “luôn hợp lý” như muốn ở nhà chăm sóc con cái, lập gia đình, đi học thêm,…

 

Tìm được người tài đã khó. Để giữ chân họ ở lại gắn bó với công ty lại càng khó hơn. Tất cả những lý do trên thường chỉ là một “cái cớ” để nhân viên nghỉ việc. Là lãnh đão, bạn cần phải biết được lý do thật sự khiến nhân viên của bạn quyết định nghỉ việc.

 

Dưới đây là 5 lý do PHỔ BIẾN khiến nhân viên nghỉ việc:

 

1. Mối quan hệ không mấy TỐT ĐẸP với sếp

 

Bất hòa với sếp là một trong những lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc. Sếp là một phần không thể thiếu trong 8h làm việc mỗi ngày của nhân viên. Nếu mâu thuẫn của nhân viên và sếp kéo dài, không thể giải quyết. Nhân viên cũng không thể toàn tâm toàn ý cống hiến 100% công sức cho công ty.

 

Nhân viên nghỉ việc vì mối quan hệ "không tốt" với sếp

Nhân viên nghỉ việc vì mối quan hệ “không tốt” với sếp

 

Tất nhiên không phải lúc nào nhân viên cũng phải làm việc 100% với sếp. Và cũng không nhất thiết để nhân viên phải làm bạn với sếp. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ này không thực sự tốt đẹp. Vậy thì thật khó để hai bên tìm được tiếng nói chung. Khi tiếng nói chung “không đồng điệu” thì nhân viên thường tìm đến sự giải thoát cho chính mình. Đó cũng chính là thời điểm để nhân viên quyết định nghỉ việc.

 

Theo thống kê trên thế giới, mối quan hệ bất hòa với sếp là một trong những lý do nghỉ việc lớn nhất của nhân viên.

 

2. Bất hòa với ĐỒNG NGHIỆP

 

Bên cạnh mối quan hệ bất đồng với sếp. Bất hòa với đồng nghiệp cũng là lý lo nghỉ việc lớn thứ hai của nhân viên. Đồng nghiệp là những người mà nhân viên dành ra 1/3 quãng thời gian trong ngày để làm việc cùng.

 

Nếu nhân viên hài lòng với những người đồng nghiệp cùng ăn, cùng nghỉ, cùng hít thở chung một bầu không khí. Thật tốt, vì họ đã tìm được những người anh/em, đồng nghiệp thân thiết cùng chung chí hướng.

 

Nhân viên nghỉ việc vì bất hòa với đồng nghiệp

Nhân viên nghỉ việc vì bất hòa với đồng nghiệp

 

Nhưng nếu ngược lại thì sao? Điều này sẽ dẫn đến những bất hòa, lục đục và mâu thuẫn ngay trong chính nội bộ công ty. Lúc này, quản lý cần chú ý và can thiệp đúng lúc để dập tắt mâu thuẫn ngay từ khi nó mới bắt đầu phát sinh.

 

Mẫu thuẫn với đồng nghiệp cũng chính là một trong những lý do nghỉ việc lớn nhất thường gặp ở rất nhiều công ty từ nhỏ cho đến lớn.

 

3. Không được TỰ QUYẾT trong công việc

 

Ai cũng có một cái tôi, một cá tính riêng của mình. Khi cái tôi này bị kìm hãm bởi bất cứ lý do gì đi nữa đều sẽ gây ra hậu quả không đáng có. Mỗi người đều có chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định. Họ có trách nhiệm giải quyết công việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

 

Do đó, nhà quản lý cần đặt ra mục tiêu để nhân viên của mình được làm việc tự do. Tự do làm việc theo cách mà họ muốn. Thay vì áp đặt lên họ những nguyên tắc, thủ tục chặt chẽ, hãy để họ làm theo cách của mình. Dù họ có đảm đương bất kể một chức vụ gì. Dù là nhân viên kế toán, tuyển dụng, hành chính. Hãy luôn để cho họ được tự do và sáng tạo trong công việc của mình. Đó cũng chính là cách tốt nhất để họ có thể phát huy được hết khả năng của mình. Muốn giữ chân nhân viên, đừng để chọ họ có bất cứ lý do nghỉ việc nào cả! Hãy để cho họ có quyền tự quyết trong công việc.

 

4. Nhân viên không có cơ hội sử dụng THẾ MẠNH của họ

 

Bất cứ ai đều mong muốn chứng tỏ năng lực của mình với sếp và đồng nghiệp. Khi nhân viên cảm thấy họ được sếp tạo điều kiện tối đa để phát huy thế mạnh của mình. Họ sẽ cảm thấy được tin tưởng và tự hào. Và lẽ dĩ nhiên, hiệu suất làm việc cũng tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Bởi cái họ mong muốn cuối cùng là chứng minh cho sếp và đồng nghiệp thấy họ làm được rất tốt.

 

Đây cũng là cách để họ học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng còn yếu của mình, cải thiện trình độ lên một tầm cao hơn. Khi mà họ không được đáp ứng điều này, họ thường bắt đầu một ngày làm việc mới trong lạc lõng và không biết  giá trị thực sự của mình ở công ty là gì. Đến lúc này, họ thường quyết định nghỉ việc để tìm chân trời mới, nơi biết khai thác giá trị của họ hơn.

 

5. Thiếu sự CÔNG NHẬN từ nhà quản lý

 

Sự công nhận này không đến từ chính sách lương, thưởng, đãi ngộ. Tức là khi nhân viên nghỉ việc, họ đều được trả công xứng đáng. Tuy nhiên, cái họ cần không phải chỉ là lương, thưởng. Đối với những người tài, họ cần sự trân trọng và công nhận từ sếp. Muốn giữ nhân viên “giỏi”, nhà quản lý không thể bỏ qua điều này.

 

Nhân viên nghỉ việc vì thiếu sự công nhận từ nhà quản lý

Nhân viên nghỉ việc vì thiếu sự công nhận từ nhà quản lý

 

Nghệ thuật quản lý nói chung, đòi hỏi mỗi nhà quản lý cần phải nắm được những quy tắc quản lý nhân viên tốt. Bởi muốn quản lý nhân viên tốt, trước hết sếp cũng phải tốt đã. Trở thành một nhà quản lý giỏi, thấu hiểu, đánh giá được năng lực của nhân viên tốt thì mới có thể giúp nhân viên phát triển, gắn bó lâu dài với công ty của mình được.

 

Kết luận

 

Nhiều công ty hiện tại đang đi theo lối mòn, tuyển dụng liên tục và ồ ạt. Đợt khác vào, đợt này lại ra đi. Họ thường không tìm hiểu lý do nhân viên nghỉ việc. Thay vào đó họ thường lựa chọn tuyển dụng ồ ạt. Điều này không chỉ gây ra thất thoát cho công ty về mặt tài chính. Mà còn khiến nội bộ tổ chức không ổn định. Không định hình được tình hình kinh doanh của công ty.

 

Các sếp, các nhà quản lý cần có cái nhìn tổng quát về mặt nhân sự để tránh mất những nhân viên có kinh nghiệm và làm việc hiệu quả. 

 

Nhà quản lý giỏi là người biết giữ chân nhân viên của mình!