Đường dây nóng
024 7109 4456
Home Tin tức Tầm quan trọng của công nghệ trong kinh doanh

Tầm quan trọng của công nghệ trong kinh doanh

07/12/2018 - 4:05

Dù quy mô của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ thì công nghệ vẫn mang đến những lợi thiết thực giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cũng như đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.

Cơ sở hạ tầng công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, văn hóa và các mối quan hệ của một doanh nghiệp. Nó cũng ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật thông tin và các lợi thế trong giao dịch.

1. Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

 

 

Khoa học công nghệ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển vượt bậc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ là động lực thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm cường độ lao động; giảm chi phí và giá thành sản phẩm; tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm; tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng, mẫu mã đẹp; rút ngắn chu kỳ sản xuất, năng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã xác định phải phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, làm cho khoa học công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt, quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, phát triển nền kinh tế tri thức; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh; phát triển khoa học công nghệ là nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của tất cả các cấp, các ngành; cần phải xác định rõ các giải pháp khoa học công nghệ hiện đại, phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

2.An ninh

 

An ninh của hầu hết các doanh nghiệp trong xã hội hiện đại thường bị đe dọa và phá hoại. Công nghệ có thể được sử dụng để bảo vệ các dữ liệu tài chính, các quyết định điều hành bí mật cũng như các thông tin độc quyền dẫn đến lợi thế cạnh tranh. Nói một cách đơn giản, công nghệ giúp cho doanh nghiệp tránh để mất các ý tưởng vào tay đối thủ cạnh tranh. Bằng cách sở hữu những chiếc máy tính có mật khẩu, doanh nghiệp có thể chắc chắn rằng không một đối thủ nào có thể sao chép các dự án sắp tới của mình.

 

3.Khả năng nghiên cứu

 

Một doanh nghiệp có khả năng sử dụng công nghệ để nghiên cứu thì sẽ luôn đi trước các đối thủ một bước. Muốn tồn tại thì doanh nghiệp phải phát triển và giành được những cơ hội mới. Internet cho phép doanh nghiệp tìm hiểu các thị trường mới mà không phải tốn nhiều chi phí.

 

4.Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 

 

 

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ không chỉ đẩy nhanh tộc độ phát triển của các ngành mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế mới, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thể hiện:

– Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, ngành nông nghiệp thì giảm.

– Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất ở những ngànhcó hàm lượng công nghệ cao; lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn…